Tin mới

JACK OF THE RED HEARTS - Bộ phim về đề tài người tự kỷ

08/03/2017 Mạng lưới Tự kỷ Việt Nam 0 Nhận xét
JACK OF THE RED HEARTS - Bộ phim về đề tài người tự kỷ

Phim “Giắc nối các trái tim hồng” đã kể một câu chuyện ngắn về những hoàn cảnh đó. Mặc dù sự khó khăn trong phim có thể chưa thấm tháp gì so với các gia đình trẻ tự kỷ ở Việt Nam.

Jacqueline, thường gọi là Jack, một cô gái mồ côi 18 tuổi phải vật lộn để nuôi đứa em ruột 11 tuổi. Khi em cô, Coke, bị đưa vào trại tế bần, Jack phải tìm một công việc có thu nhập ổn định để giành quyền nuôi em một cách hợp pháp. Cô đã phải giả danh Dona, một chuyên gia trị liệu hành vi ABA, để hỗ trợ một bé gái tuổi mắc chứng tự kỷ tên là Glory cũng cùng tuổi với em gái cô. Thật đặc biệt, dù không được đào tạo gì, Jack, theo một cách nào đó đã kết nối và giao tiếp được với Glory. Tôi rớt nước mắt khi xem Glory biết sử dụng thìa để ăn – một hành động mà 11 năm trước đó, cha mẹ, anh trai và cả các nhà trị liệu đã bó tay. Y như cảm giác thấy con tôi lần đầu ăn được 1 viên kẹo triều châu sau 3 năm tôi tập cho con vậy.

Jack không tài ba hơn các nhà chuyên môn. Jack còn nguyên vẹn thói ăn cắp vặt và móc túi thành thần. (Điểm này thì giống với mấy sinh viên công tác xã hội đến giúp con tôi theo giờ). Cô chấp nhận công việc man trá này, bởi nó cho cô cơ hội nuôi em ruột của mình. 18$/giờ, con số quá ấn tượng đối với nhiều nghề ở Mỹ chứ đừng nói gì đối với một kẻ vô gia cư. Jack chẳng có kỹ thuật ABA nào cả, thậm chí có lúc còn dùng dây buộc Glory lại như xích chó, nhưng dường như sự “chấp nhận chơi theo sự dẫn dắt của trẻ” là một đức tính, một nguyên tắc quan trọng của mọi nhà trị liệu thì Jack lại có. Nó cố hữu trong cô, hoặc giả là một sự chấp nhận nghịch cảnh để vươn lên, không thể giải thích được.

Sau cùng thì sự man trá này cũng bị phát hiện và chấm dứt. Nhưng dù thế nào, nhóm người đang bị tổn thương này đã kịp tìm thấy nhau. Một điều gì đó đã kết nối họ lại. Jacqueline được gọi là Jack. Cũng bình thường, về ngôn ngữ. Nhưng nhà làm phim thấy đây là cái “giắc nối”, nó kết nối các trái tim hồng. Kay – mẹ của Glory thấy Jack như cô con gái không thể giao tiếp của mình, Robert – anh của Glory thấy trong Jack một tia lửa lãng mạn và đồng cảm, cả những nụ hôn nữa, tất nhiên rồi, phim Mỹ phải thế. Còn Jack, thấy ở gia đình khốn khổ kia một sự chia sẻ và giúp đỡ cô trong việc giành lại việc nuôi em mình.

Xem phim, quý vị cũng có thể phần nào thấy được người tự kỷ thích tán sắc quang phổ, đặc biệt là màu lam, hơn là ánh sáng trắng. Và nhiều điều khác về thế giới bí ẩn này.

Tại Hà Nội, phim được hỗ trợ trình chiếu bởi chương trình “American Film Showcase” - phối hợp giữa Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và Khoa Điện ảnh, Đại học Nam California.

1) Buổi chiếu đầu tiên, từ 13h30 đến 15h30, Thứ Năm, ngày 9/3/2017 Tại Trung tâm Hoa kỳ, 170 Ngọc Khánh, Hà nội.

Đăng ký để xem phim và giao lưu với đạo diễn Janet Grillo theo địa chỉ irchanoi@gmail.com. Quý vị có thể gặp may, nếu phòng chiếu còn chỗ ngồi. Chi tiết có thể đọc thêm tại https://web.facebook.com/events/1638267702856374/

2) Buổi thứ hai, từ 13h45, ngày Chủ Nhật, 12/3/2017 tại Trung Tâm Hỗ Trợ Và Phát Triển Tài Năng Điện Ảnh, 51 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội do Câu lạc bộ Gia đình trẻ tự kỷ Hà Nội phối hợp tổ chức. Đăng ký để xemhttps://web.facebook.com/events/684318795081677/

 

Theo Dương Ngô

Tags: mới

Bình luận

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:

popup

Số lượng:

Tổng tiền: